Chúng ta đều mong muốn có một cuộc đời thật trọn vẹn và ý nghĩa đúng không? Nghe thoáng qua thì có vẻ gì đó thật xa lạ trong câu nói ấy. Tuy nhiên nếu một ngày thức dậy bạn thấy tinh thần thật thoải mái, bạn thấy vui thì là điều tuyệt vời. Ngược lại vào tối trước khi đi ngủ bạn cũng đã mỉm cười cho ngày hôm nay chưa. Đó là những việc giúp bạn thấy cuộc đời ý nghĩa nhất. Một cuộc sống trọn vẹn là khi bạn có đủ về sức khỏe, tâm lý cũng như vật lý. Hãy cùng mình xem và học những bí quyết giúp bạn sống một cuộc đời trọn vẹn hơn nhé.

Bạn cần nhìn lại những gì bạn chưa hài lòng trong cuộc sống này

Ngồi lại và xác định ra các vấn đề

Để có một cuộc sống trọn vẹn hơn, bạn cần biết được những phần nào trong cuộc sống của mình vẫn còn rắc rối hay chưa hài lòng. Hãy soi chiếu lại mọi khía cạnh đời mình để xác định điều gì khiến bạn phiền muộn nhất.

Nhắm mắt lại và đặt câu hỏi “Điều gì trong cuộc sống khiến tôi chưa thỏa mãn?”. Bất kỳ điều gì bạn nghĩ tới đầu tiên đều có thể là thứ đáng xem xét trước.

Ví dụ, bạn có thể nghĩ ngay đến công việc hay mối quan hệ hay tình bạn. Nếu những thứ đó nảy ra đầu tiên, thì chắc hẳn chúng có gì khiến bạn dằn vặt.

Tìm ra vấn đề của bản thân

Từ những vấn đề đó bạn hãy hành động theo chiến lược SMART

Hãy tập trung vào vấn đề tức thời nhất mà bạn muốn thay đổi và lập ra mục tiêu hành động để phát triển. Hãy sử dụng chiến lược SMART – tức là lập mục tiêu phải cụ thể (Specific), đo lường được (Measurable), đạt được (Attainable), thực tế (Realistic), và trong thời gian nhất định (Time-bound).

Ví dụ, nếu công việc là điều khiến bạn phiền muộn, bạn có thể quyết định nghỉ việc, quay lại học một ngành khác, hoặc sáng tạo cách nào đó để công việc đỡ nhàm chán.

Nếu quyết định thay đổi sự nghiệp, bạn sẽ cần lập ra nhiều mục tiêu, như đảm bảo tình hình tài chính và được nhận vào một chương trình học mong muốn.

Hãy chia nhỏ mục tiêu ra để có thể thực hiện chúng từng bước một. Đồng thời, hãy cho bản thân một hạn chót hợp lý để hoàn thành mục tiêu.

Bắt đầu theo dõi những hành động mình đã làm

 Khi bắt tay vào thực hiện mục tiêu, nhớ theo dõi soi xét quá trình. Kiểm tra tiến trình bản thân đã đi được bao xa giúp tăng động lực bản thân. Nó còn giúp bạn xác định mức độ hài lòng với mục tiêu đề ra và đã đến lúc thực hiện kế hoạch khác chưa.

Bạn có thể theo dõi tiến trình bằng cách viết ra từng bước kế hoạch lên bảng hoặc giấy rồi kiểm tra từng bước khi thực hiện.

Bạn cần xây dng thói quen tt

Tạo ra những thách thức bản thân mỗi ngày.

 Một trong những cách hay để xây dựng thói quen tốt có thể khiến cuộc sống trọn vẹn hơn đó là tự thách thức bản thân. Hãy xác định một điều bạn muốn hành động mà có thể đẩy bạn khỏi vùng an toàn.

Trước khi bắt đầu một ngày, hãy hỏi bản thân “Mình có thể làm gì hôm nay để thách thức bản thân?”. Câu trả lời sẽ rất khác nhau. Ví dụ, có những ngày bạn muốn ra khỏi nhà để giao thiệp với mọi người. Những ngày khác, bạn lại muốn chia sẻ ý tưởng với sếp bởi thông thường bạn luôn im lặng.

Mỗi cuối ngày, hãy soi xét lại những thử thách bản thân đã thực hiện. Hãy thử viết ra suy nghĩ của bạn bằng cách viết nhật ký, và hãy đảm bảo ghi chú lại những gì đạt được trong một ngày.

Loại bỏ những thói quen xấu

Thay thế thói quen xấu bằng thói quen tốt. Rà soát lại lĩnh vực đời sống nào có dấu hiệu chậm phát triển và trì trệ nhất để loại bỏ những thói quen không lành mạnh. Sau đó, thay thế chúng bằng những thói quen tốt hơn, lành mạnh hơn.

Ví dụ, nếu bạn muốn giảm cân, nhưng lại dành nhiều thời gian nằm dài trên ghế, thì hãy giảm thời gian xem TV hoặc vừa xem phim vừa tập thể dục.

Hãy thử thay thế một thói quen xấu bằng một thói quen tốt trong một thời gian để tránh bản thân bị quá tải.

An ủi và động viên bn thân qua mọi chuyện

Một cuộc sống trọn vẹn là cuộc sống đầy trách nhiệm và hứng khởi, nên hãy tìm nguồn cảm hứng mỗi ngày cho bản thân. Bạn có thể xem lại mục tiêu đã lập, làm bảng hoạch định tương lai, nghe podcast hay sách nói, hoặc đọc trích dẫn hay mỗi ngày.

Cho dù hiện tại bạn không vui với bản thân mình đi nữa, thì hãy tự tạo động lực mỗi ngày để bản thân được nạp năng lượng cho hành trình thay đổi và đạt được mục tiêu.

Có trách nhiệm với những gì mình làm

Hãy thông báo với vòng tròn mối quan hệ của bạn đễ giữ cho bản thân gắn bó với mục tiêu và xây dựng thói quen tốt. Hãy đăng bài trên Facebook để nhiều người biết, chia sẻ kế hoạch với gia đình hay bạn bè, làm việc với bạn thân, hoặc tạo một hệ thống phần thưởng để không dám bỏ cuộc giữa chừng.

Ví dụ, nếu bạn định quay lại trường học thêm, thì hãy đăng một bài nói rằng “Cuối cùng thì tớ cũng đã có thể quay lại trường. Tớ cảm kích sự hỗ trợ và ủng hộ của mọi người trên hành trình này!”

Sng đúng vi giá tr bn thân

Sống đúng với giá trị bản thân

Hãy xác đnh điu gì quan trng đi vi bn.

Có những nguyên tắc chủ đạo và niềm tin giúp điều hướng cuộc sống của bạn, như sự thành thật và luôn hướng về gia đình. Nếu bạn chưa xác định được giá trị bản thân, thì hãy hỏi bản thân vài câu:

“Đặc điểm nào ở bản thân mà tôi đánh giá cao nhất? Đặc điểm nào ở người khác tôi thấy cảm kích nhất?”

“Thành tích nào khiến tôi hạnh phúc nhất? Những thành tích này có điểm chung gì?”

“Điều gì tôi muốn thay đổi ở cộng đồng, khu vực, quốc gia tôi?”

“Nếu nhà bị cháy tôi sẽ cứu gì trước trong điều kiện mọi sinh vật sống đã an toàn ra khỏi nhà?”

Bạn cũng có thể viết ra những giá trị cốt lõi trong nhật ký, hoặc lập sơ đồ.

Hãy xác đnh nhng th không th tha hip và gn bó vi chúng

Chìa khóa cho một cuộc sống trọn vẹn đó là sống theo giá trị bản thân, điều này cũng có nghĩa là không thỏa hiệp với những con người, cách thức, hay tình cảnh gây tổn hại tới giá trị của bạn. Hãy dành thời gian để vạch ra ranh giới, những điều bạn sẽ không thỏa hiệp.

Ví dụ, nếu bạn trân trọng sự thành thật, thì một điều không thể thỏa hiệp đó là tránh những mối quan hệ mà những con người trong đó thường xuyên nói dối và lừa gạt nhau.

Lập ra danh sách những điều không thể thỏa hiệp và luôn giữ chúng bên mình để đảm bảo không có gì vượt quá giới hạn.

Tìm nhng công vic khiến bn to ra nh hưng.

Bạn có thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn bằng những công việc phù hợp với giá trị bản thân. Hãy đảm bảo bạn có thể cống hiến sức lực một cách ý nghĩa – cho dù đó là công việc toàn thời gian, việc làm thêm, một sở thích, hay việc tình nguyện.

Đối với một số người, công việc ý nghĩa có thể là bắt đầu việc kinh doanh hay một sự nghiệp có thể phục vụ nhân dân. Đối với người khác, công việc ý nghĩa lại là thứ giúp họ chia sẻ niềm đam mê với mọi người bên cạnh công việc toàn thời gian như làm nghệ thuật hoặc thể hiện tài năng.

Không phải ai cũng có được công việc toàn thời gian lý tưởng – điều đó ổn thôi! Nhưng hãy đảm bảo thể hiện tài năng bản thân theo cách khác trong các hoạt động thường ngày hay dịp cuối tuần.

Tìm bạn đồng cảm

Hãy thu thập một nhóm những người có tư tưởng giống nhau để giúp bạn giữ thái độ tích cực. Bạn nên xem xét lại các mối quan hệ xã hội xem chúng có lợi ích và tích cực không. Nếu không, hãy loại bỏ chúng đi nếu cần. Đừng cảm thấy tội lỗi về việc đó. Bạn phải biết loại trừ những mối quan hệ nặng nề và độc hại để có thể tiến bước. Cũng như tạo không gian cho những mối liên kết lành mạnh hơn.

Nếu vòng tròn xã hội của bạn cần một cuộc đại tu, thì cũng đừng sợ. Hãy tạo ra những thay đổi nhỏ để kết nối với những người bạn mới trước. Ví như mời một đồng nghiệp thú vị đi ăn trưa hay tham gia một câu lạc bộ trên Meetup.

Tham gia hot đng tình nguyn đ giúp đ nhng ai đang cn

Một cuộc sống viên mãn, trọn vẹn bao gồm những hành động hướng thiện. Nên hãy tìm cách để trao đi thiện chí cho những người xung quanh. Điều này có thể chỉ đơn giản là giúp đỡ người hàng xóm hay bạn bè khi khó khăn hoặc làm tình nguyện vài giờ mỗi tuần

Bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn nếu phát huy giá trị bản thân. Nên hãy dành thời gian bà tiền bạc cho những dự án và tổ chức mà bạn tin tưởng.

Có sc khe tt và hnh phúc

Dành thi gian cho bn thân.

 Bạn sẽ không cảm thấy hạnh phúc nếu năng lượng chỉ đi một chiều ra ngoài. Mỗi khi trao đi yêu thương với người khác, bạn cũng nên dành cho chính mình. Hãy dành thời gian nuôi dưỡng bản thân với lòng vị tha. Có thế tự chăm sóc, hay các hoạt động hướng tới mục tiêu.

Dành ra 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày để làm điều gì đó cho bản thân. Hãy dùng khoảng thời gian như viết nhật ký, đi dạo ngoài trời cải thiện bản thân.

Dành thời gian cho bản thân

Dành 30 phút mi ngày đ vn đng thân th.

 Cuộc sống trọn vẹn phải bao gồm một thân thể khỏe mạnh và một trí óc minh mẫn. Vì thế nên hãy dành thời gian để tập thể dục thường xuyên. Bạn nên lên lịch từng ngày. Bằng cách đó, tập luyện sẽ trở thành một nhiệm vụ trong danh sách việc cần làm.

Nhắm đến mục tiêu 30 phút tập thể dục mỗi ngày. Hãy làm những hoạt động ưa thích như bơi lội, nhảy múa, hay đạp xe.

Ăn ung đy đ cht dinh dưng đ np năng lưng.

 Thực phẩm độc hại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần, tiêu hao năng lượng. Hãy cung cấp năng lượng cho cơ thể với thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau, đạm nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.

Tránh thực phẩm thiếu dinh dưỡng chứa nhiều đường, được chế biến sẵn và nhiều calo.

Hạn chế caffeine và đồ có cồn, những thứ làm suy giảm năng lực tinh thần và thể chất.

Qun lý căng thng theo cách lành mnh.

Những dấu hiệu căng thẳng đang gia tăng như khó ngủ, khó tập trung, hay những cơ đau nhức. Sau đó, thực hiện những biện pháp nhằm giảm bớt căng thẳng.

Bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách không quá ôm đồm nhiều trách nhiệm hay lấp kín lịch trình. Tránh xa những người tiêu cực hay đang hút cạn năng lượng của bạn. Và luyện tập những liệu pháp thư giãn.

Xây dựng thói quen chăm sóc bản thân để kiểm soát căng thẳng.

Kết ni vi khía cnh tâm linh.

Tâm linh là một khía cạnh quan trọng cho cuộc sống trọn vẹn. Vì nó là nguồn dinh dưỡng cho thời điểm khó khăn, giữ vững ý chí cho bạn. Hãy kết nối với phần tâm linh sâu sắc trong con người mình. Để cảm thấy gắn kết với vũ trụ và có thể xử lý các tác nhân gây căng thẳng.

Thường xuyên thực hiện nghi lễ tâm linh, cầu nguyện, yoga, hay đi dạo giữa thiên nhiên.

Lối sống lành mạnh cho mọi người 

Nguồn: wikihow.vn