Khi nền kinh tế đã bước dần phát triển và đa dạng hơn thì khẩu phần ăn uống của con người cũng thay đổi. Buổi sáng chỉ cần lượn một vòng bạn sẽ có vô vàng những món ăn để lựa chọn cho mình. Nào là xôi, là phở, hủ tiếu. Tuy nhiên đối với người Việt Nam ta mà nói thì bánh mì chính là “bạn đồng hành” của mọi nhà. Bởi đây là món ăn tiện lợi nhất, nhanh chóng và cũng tiết kiệm chi phí. Liệu việc ăn bánh mì như cách của chúng ta hiện nay đã thật sự bổ ích. Bài viết này sẽ chia sẻ về vấn đề bánh mì tuy ngon nhưng ăn sai cách bạn sẽ “rước họa vào thân”. Mời các bạn đón đọc nhé.
Quá lạm dụng bánh mỳ trong thời gian dài
Đây là món ăn nhiều người sử dụng vào buổi sáng tuy nhiên đây là sai lầm nên tránh. Bởi món ăn này không có nhiều chất. Để tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng, bạn nên lựa chọn những loại bánh chế biến từ bột mì hoặc ngũ cốc. Hoặc ăn bánh mỳ cùng với nhân rau, thịt.
Bánh mỳ không chứa muối, đường
Các loại bánh mì, đặc biệt là các loại đóng gói từ siêu thị, chứa rất nhiều muối. Vì vậy, nếu bạn ăn ít hơn, lượng natri trong cơ thể của bạn sẽ được giảm đáng kể. Đương nhiên, một lát bánh mì sẽ không gây tác hại quá ghê gớm đối với sức khỏe nhưng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.
Những người không nên ăn
Cụ thể, người bị bệnh tiểu đường loại 2 không nên ăn bánh mỳ. Bởi vì, bánh mỳ có hàm lượng tinh bột lớn khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao. Đặc biệt, bánh mỳ có hàm lượng muối quá lớn, hàm lượng dinh dưỡng thấp còn làm cho bệnh tiểu đường nặng hơn.
Người bị bệnh về tim và cao huyết áp cũng không nên ăn bánh mỳ do bánh mỳ có chứa một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa không cần thiết làm ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Người bị bệnh táo bón cũng không ăn bánh mỳ vì loại bán này không giàu chất xơ. Chúng chứa một lượng lớn bột và như chúng ta đã biết, bột là loại chất kết dính. Đó là lý do tại sau ăn nhiều sẽ gây ra táo bón.
Người bị thừa cân, béo phì cũng loại bánh mỳ ra khỏi thực đơn vì bánh này gần như không có chất dinh dưỡng nhưng nó lại tiềm ẩn khả năng gây tăng cân ở những người béo phì bởi bánh mì được làm từ tinh bột nên rất giàu năng lượng.
Tác hại khi ăn bánh mì thường xuyên:
Tăng lượng đường huyết trong máu
Tác hại nếu sử dụng thường xuyên là làm tăng lượng đường huyết trong máu. Bột ngũ cốc trong bánh mì được hấp thụ và chuyển hóa thành đường glucose chất này sản sinh chất béo insulin có hại cho máu. Bánh mì làm chỉ số đường huyết nhanh chóng tăng nhưng cũng nhanh chóng giảm. Mức độ thiếu ổn định này gây cảm giác đói và thèm ăn nhiều hơn nên chế độ ăn uống mất cân bằng.
Khó tiêu hóa
Gluten trong bánh mì khó tiêu hóa, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như táo bón, rối loạn tiêu hóa nếu ăn thường xuyên, đặc biệt ở người già và trẻ em.
Làm giảm hấp thụ nhiều dinh dưỡng thiết yếu: Bánh mì đáp ứng nhu cầu khi đói, nhưng nó lại thiếu giá trị dinh dưỡng. Thường xuyên ăn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Không những thế, bánh mì còn là nguyên nhân làm giảm hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm khác. Các axit phytic trong lúa mì sẽ tạo phản ứng hóa học với các chất kẽm, sắt, canxi, không tạo thành chất dinh dưỡng. Đồng thời gluten gây tổn thương niêm mạc ruột, làm cho các chất dinh dưỡng không còn hiệu quả.
Làm gia tăng cholesterol xấu
Theo các nghiên cứu, bột bánh mì có thể làm gia tăng một loại cholesterol xấu có liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60% trong khoảng 12 tuần.
Cholesterol sản sinh bởi chất béo nhưng thủ phạm cũng có thể là lúa mì và những chiếc bánh mì.
Rụng tóc
Tinh bột lúa mì gây ảnh hưởng xấu đến da gây rụng tóc. Người ta đã nghiên cứu ở những người hói đầu thì tình trạng này thuyên giảm khi họ ăn ít bánh mì..
Gây ung thư thận
Các loại bánh mì thường chứa một lượng muối nhất định. Đặc biệt là ở một số dạng bánh mì như hamburger, pizza hay sandwhich… Khi bạn tiêu thụ các loại bánh mì dạng như trên đồng nghĩa với việc bạn đang nạp vào cơ thể một lượng muối quá mức.
Ăn đậu phụ kết hợp với các món này sẽ “rước họa vào thân”
Theo: phunutoday.vn